VIỆT- NAM THẾ KỶ 21


Join the forum, it's quick and easy

VIỆT- NAM THẾ KỶ 21
VIỆT- NAM THẾ KỶ 21
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 


Rechercher Advanced Search

Latest topics
» Cô Hàng Xóm ...Thi si Nguyễn Bính
Liệu có nguy cơ xung đột vũ trang? EmptySun Apr 05, 2020 12:42 pm by NguyenThanhHai

» Trận Chiến Vô Hình
Liệu có nguy cơ xung đột vũ trang? EmptySat Apr 04, 2020 1:14 pm by VietTien

» Thông cáo quan trọng
Liệu có nguy cơ xung đột vũ trang? EmptySat Apr 04, 2020 12:28 pm by VietTien

» TIẾNG SÚNG ĐOÀN VĂN VƯƠN: NGỌN LỬA MOHAMED BOUAZIZI?
Liệu có nguy cơ xung đột vũ trang? EmptySat Feb 11, 2012 1:23 am by Áo Tră'ng

» Việt Nam 'thuộc nhóm rủi ro chính trị’
Liệu có nguy cơ xung đột vũ trang? EmptyFri Feb 10, 2012 11:41 pm by Hoaihuong

» Hà Nội: Truyền Đơn Tuổi Trẻ Yêu Nước xuất hiện
Liệu có nguy cơ xung đột vũ trang? EmptyFri Feb 10, 2012 6:49 pm by Hoaihuong

» Iran nghiên cứu tên lửa 10.000km để tấn công Mỹ"
Liệu có nguy cơ xung đột vũ trang? EmptyFri Feb 10, 2012 5:29 pm by Hoaihuong

» Singapore cảnh báo Mỹ chớ nên dùng giọng điệu bài Trung Quốc
Liệu có nguy cơ xung đột vũ trang? EmptyFri Feb 10, 2012 5:27 pm by Hoaihuong

» Tấn công Iran là “tự sát” với Mỹ
Liệu có nguy cơ xung đột vũ trang? EmptyFri Feb 10, 2012 5:25 pm by Hoaihuong

May 2024
MonTueWedThuFriSatSun
  12345
6789101112
13141516171819
20212223242526
2728293031  

Calendar Calendar

TIẾNG SÚNG ĐOÀN VĂN VƯƠN: NGỌN LỬA MOHAMED BOUAZIZI?

Sat Feb 11, 2012 1:23 am by Áo Tră'ng

Như chúng ta đã biết, cuộc Cách Mạng Hoa Lài đã bùng nổ tại Tunisia và sau đó kéo theo các cuộc cách mạng Mùa Xuân Ả Rập là sụp đổ ngai vàng của nhiều …

[ Full reading ]

Comments: 0

Tấn công Iran là “tự sát” với Mỹ

Fri Feb 10, 2012 5:25 pm by Hoaihuong

Một vụ tấn công nhằm vào Iran có thể là “một vụ tự sát” đối với Mỹ và làm bùng phát các hành động trả đũa từ Cộng hoà Hồi giáo, Đại sứ Iran …

[ Full reading ]

Comments: 0

Việt Nam là xứ tự do nhứt thế giới ???????

Tue Jan 10, 2012 10:47 pm by Hoaihuong

Một số người sống ở nước ngoài than phiền, thậm chí chỉ trích VN chưa được tự do lắm. Tui nghe như vậy riết, rồi giống như bị nhồi sọ, đâm ra tin …

[ Full reading ]

Comments: 0

Năm con rồng, Trung Quốc đi tìm một làn gió mới

Fri Jan 06, 2012 4:13 am by Áo Tră'ng

Nhật báo cộng sản L’Humanité trong bài điều tra mang tựa đề « Năm con rồng, Trung Quốc đi tìm một làn gió mới » đã nhận xét, được trông cậy sẽ góp …

[ Full reading ]

Comments: 0

Đâu là YẾU HUYỆT của TC ?

Thu Dec 22, 2011 9:20 pm by Hoaihuong

Trong thập-niên qua, kinh-tế của TC, không ai dám nói rằng không tăng-trửong. Về quân-sự, phải nói là gia-tăng chóng mặt, uy-hiếp đến các nứoc Đông-Á/TBD, …

[ Full reading ]

Comments: 0

Trung Quốc đóng vai trò gì trong chính quyền Khmer Đỏ?

Thu Dec 22, 2011 8:57 pm by Hoaihuong

Trong khi những phiên toà của những cựu lãnh đạo cao cấp Khmer Đỏ đang tiếp diễn, những tranh luận đang căng thẳng về việc giới lãnh đạo Trung Quốc đã …

[ Full reading ]

Comments: 0

Hãy Bảo Vệ Việt Nam Hôm Nay Cho Mai Sau

Thu Dec 22, 2011 8:41 pm by Hoaihuong

Tôi là một người mẹ. Và giống như đối với tất cả những người cha người mẹ trên thế giới, điều quan trọng nhất với tôi là sức khỏe và tương lai …

[ Full reading ]

Comments: 0

CHIẾN DỊCH QUỐC TẾ HÓA CHỐNG XÂM LĂNG KINH TẾ TQ

Sun Oct 09, 2011 7:51 pm by Hoaihuong

Từ tháng 6 và tháng 7 vừa rồi, Quốc nội cũng như Hải ngoại có những cuộc Biểu tình chống xâm lăng của Trung quốc đối với Việt Nam về Biển / Hải đảo …

[ Full reading ]

Comments: 0

Hoa Kỳ Quyết Định Để Cho Miền Bắc Xâm Lăng Miền Nam_

Sun Oct 09, 2011 1:14 am by Hoaihuong

Người Tàu có một câu châm ngôn:
Thất trận rồi người ta mới đếm xác chết và mới đi tìm người trách nhiệm.”
Phản ứng của người dân, thường hay …

[ Full reading ]

Comments: 0

Cần Vạch Lằn Ranh Mới: Người Yêu Nước vs. Kẻ Phản Bội Tổ Quốc Việt:

Fri Oct 07, 2011 11:59 pm by Hoaihuong

Làn ranh Quốc Cộng là một làn ranh hết sức rõ ràng. Tại sao lại đòi bỏ đi để đưa ra một làn ranh Ngườu yêu nước và Kẻ Phản Bội ?
Các qúy vị có …

[ Full reading ]

Comments: 0

Diễn Đàn : Vietnamtheky21’blog

Liệu có nguy cơ xung đột vũ trang?

Go down

Liệu có nguy cơ xung đột vũ trang? Empty Liệu có nguy cơ xung đột vũ trang?

Bài gửi by DNguyet Thu May 27, 2010 11:54 pm

Liệu có nguy cơ xung đột vũ trang? 100116054525_taungam.kilo



Thời gian gần đây, an ninh khu vực nổi lên như một mối quan tâm lớn, nhất là khi nhiều quốc gia loan báo các chương trình lớn mua thêm vũ khí, khí tài từ nước ngoài.
Trong bối cảnh căng thẳng gia tăng ở nhiều nơi, thí dụ như tại khu vực Biển đông còn đang tranh chấp, đang có quan ngại ngày càng lớn về khả năng xảy ra xung đột vũ trang. Đài BBC đã hỏi chuyện Tiến sỹ Tim Huxley, giám đốc Á châu của Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (International Institute for Strategic Studies -IISS), trụ sở chính tại London, về chủ đề này:
TS Tim Huxley: Tôi đồng ý là trong một số giới có thể có ý kiến rằng hiện ở châu Á-Thái Bình Dương đang có cuộc chạy đua vũ trang. Nhưng theo tôi đó chỉ là cảm tưởng, chứ không phải thực tế.
Các hợp đồng mua bán vũ khí chưa thể coi là chạy đua vũ trang được, vì hai lý do. Cụm từ "chạy đua vũ trang" có ý nghĩa đặc biệt, để chỉ những hoạt động xây dựng lực lượng vũ trang nhanh và mạnh, như tình hình giữa Anh và Đức hồi trước Thế chiến I, khi hai nước cùng gấp rút phát triển đội ngũ tàu chiến của mình. Hoặc như cuộc chạy đua tên lửa và vũ khí hạt nhân giữa Liên Xô và Hoa Kỳ những năm 1950-1960.
Những gì đang diễn ra tại Đông Á và Đông Nam Á hiện nay không như vậy, các quốc gia đưa ra các chỉ dấu khác nhau, cán cân quyền lực tại khu vực trong tương lai chưa thật rõ ràng nên các nước cũng chỉ có phản ứng một cách phòng ngừa.
Một số quốc gia có thể nhìn thấy đe dọa về an ninh từ nước khác, như Việt Nam và Malaysia có thể quan ngại về Trung Quốc , thế nhưng trên phương diện vũ trang, nhưng gì hai nước này thực hiện chưa đủ mức độ để nói đây là cuộc chạy đua.
Trung Quốc chỉ là một trong các yếu tố dẫn tới việc các nước như Malaysia và Việt Nam tăng ngân sách quốc phòng. Chúng ta cần nhớ rằng kinh tế hai nước này đều đã phát triển hơn trước rất nhiều trong thời gian gần đây, và do vậy ngân sách cũng tăng lên.
Điều đáng chú ý là Trung Quốc đang tuyên truyền rằng xu hướng tăng cường quốc phòng ở Đông Nam Á là nguy hiểm và tăng nguy cơ bất ổn.
Ngược lại, các nước khác thì nói việc Trung Quốc đầu tư ngày càng nhiều cho quốc phòng cũng đang gây đe dọa cho hòa bình khu vực. Tôi cho rằng việc Trung Quốc tăng ngân sách quốc phòng là tự nhiên thôi, vì vơi số dân đông nhất thế giới, Trung Quốc có nhiều quan tâm phải bảo vệ. Đáng tiếc là Bắc Kinh đã không giải thích và thuyết phục được các nước láng giềng về điều này.
BBC: Ông có vừa nhắc tới việc Malaysia và Việt Nam có thể có quan ngại về Trung Quốc, nhưng trong một phỏng vấn gần đây, ông cũng cho rằng nói chung các nước Đông Nam Á không coi Trung Quốc là đe dọa về an ninh. Nên hiểu nhận định này như thế nào?
TS Tim Huxley: Tôi muốn nói rằng các nước Asean có quan điểm không nhất quán về chủ đề đe dọa an ninh trong khu vực. Việt Nam chẳng hạn, rất lo ngại trước các động thái của Trung Quốc ở Biển Đông.
Malaysia và Philippines có lo ngại, nhưng không tới mức độ như vậy.
Có quốc gia, như Singapore, lại nghiêng về ý kiến là không phải vai trò của Trung Quốc, mà mâu thuẫn giữa Trung Quốc với các nước khác, mới là đe dọa tới ổn định khu vực.
Cuối cùng, một số nước như Indonesia lại không có tranh chấp gì với Trung Quốc tại Biển Đông và do vậy không có quan ngại tức thời, nhưng về lâu về dài, Jakarta cũng chưa biết sẽ hành động như thế nào với một nước Trung Quốc sẽ trở thành cường quốc thế giới.
BBC: Năm nay, Việt Nam giữ chức chủ tịch luân phiên của Asean. Liệu Hà Nội có thể sử dụng vị thế này để giải quyết các quan ngại an ninh thường trực trước Trung Quốc hay không?
TS Tim Huxley: Tôi nghĩ đó là một cách tiếp cận ngắn hạn nếu muốn dùng một tổ chức khu vực để thúc đẩy quyền lợi của một quốc gia. Thế nhưng tôi cũng cho rằng chính phủ Việt Nam khá cẩn trọng trong việc tiếp cận chủ đề tranh chấp Biển Đông và quan hệ với Trung Quốc.
Họ không muốn gây ra ấn tượng rằng Việt Nam đối đầu với Trung Quốc một cách trực diện. Thí dụ, trong cuộc hội thảo quốc tế về chủ đề Biển Đông tổ chức tại Hà Nội (tháng 11/2009), tôi được biết họ đã can thiệp với một số diễn giả để giảm bớt các chỉ trích Trung Quốc quá gay gắt.


Việt Nam không muốn làm xấu thêm tình hình vốn đã căng thẳng, nhất là thông qua tổ chức khu vực vốn đã chia rẽ trong quan điểm về sự trỗi dậy Trung Quốc.
Tôi muốn nói thêm về quan hệ Việt Nam - Trung Quốc. Giữa hai quốc gia này trong lịch sử đã từng có nhiều cạnh tranh, đối đầu, kể cả đối đầu vũ trang.
Bởi vậy cũng dễ dàng hiểu được tại sao ở Việt Nam có sự nghi kị về các hành động và chính sách của Trung Quốc, không chỉ hiện tại mà cả trong tương lai.
Tiếp nữa, Việt Nam là quốc gia duy nhất ở Đông Nam Á có tuyên bố chủ quyền trùng lặp với Trung Quốc ở Biển Đông, đối với cả hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa, không như Malaysia hay Philippines vốn chỉ tranh chấp một số it đảo và lãnh thổ.
Vậy cho nên, Việt Nam sẽ khó dựa vào ủng hộ của các nước khác trong các tuyên bố chủ quyền của mình trước Trung Quốc.
BBC: Thưa ông, gần đây tình hình tại Biển Đông trở nên nóng dần. Mới đây được biết đã có cuộc đối đầu tuy chưa xảy ra xung đột giữa tàu Việt Nam và tàu Trung Quốc. Liệu khả năng xảy ra xung đột vũ trang có nhiều không?
TS Tim Huxley: Không loại trừ khả năng đó khi hai bên đang thử thách ý chí của nhau. Thêm nữa, Biển Đông ngày càng trở nên "nóng" vì nhiều lý do.
Trung Quốc càng ngày càng hùng mạnh và vì thế cũng ngày càng mạnh bạo trong khu vực. Tuy nhiên có ý kiến nói càng hùng mạnh, Trung Quốc sẽ càng có ý thức và cẩn trọng hơn trong việc sử dụng sức mạnh của mình. Điều nào đúng, chúng ta sẽ phải chờ mới biết vì tín hiệu từ phía Trung Quốc khá lẫn lộn. Có lúc nước này tỏ ra thận trọng nhưng có lúc lại hành xử một cách hung hăng nước lớn.
Tiếp theo là nguồn lợi thiên nhiên tại Biển Đông. Công nghệ thăm dò hiện đại đã khiến việc khai thác dầu khí tại những khu vực trước kia không thể thực hiện được trở nên dễ dàng hơn. Đây sẽ là một lý do quan trọng trong chiến lược của các nước tại Biển Đông.
Ngoài ra Biển Đông còn có các yếu tố chiến lược về quân sự, thí dụ như là nơi Trung Quốc có thể thiết lập và vận hành các căn cứ tàu ngầm của mình, nhất là các tàu ngầm nguyên tử trong tương lai khi nước này phát triển kế hoạch phòng thủ hạt nhân biển.
Biển Đông còn là nơi có các tuyến hàng hải quan trọng cho việc giao thương và do vậy ngày càng có giá trị chiến lược lớn không chỉ với trung Quốc mà còn với các nước khác.
Khả năng gia tăng căng thẳng ở Biển Đông là rất lớn và tôi nghĩ các nước liên quan cần tiến tới một thỏa thuận giúp tăng cường lòng tin giữa các bên, giảm thiểu khả năng xảy ra xung đột trên biển.
Tất nhiên đây sẽ là một thỏa thuận khó khăn, nhưng tôi đã chứng kiến nhiều thỏa thuận khó khăn mà vẫn đạt được nên tôi để mở khả năng này.

DNguyet
Khách viếng thăm


Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết